MRP LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ ỨNG DỤNG MRP TRONG DOANH NGHIỆP
25/10/2024 Số lần xem:
265
Quản lý và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu đang là "nút thắt" khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Với quy trình sản xuất phức tạp, việc điều phối hàng trăm chi tiết, bộ phận dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, gián đoạn sản xuất hay tồn kho quá mức. Giữa bối cảnh đó, MRP (Material Requirements Planning) nổi lên như một "chìa khóa vạn năng" giúp doanh nghiệp tối ưu quản lý nguyên vật liệu. Vậy MRP là gì và làm thế nào để ứng dụng hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
1. Hệ thống MRP là gì?
MRP (Material Requirements Planning) là hệ thống quản lý nguồn cung và hàng tồn kho dựa trên phần mềm giúp doanh nghiệp tính toán các vật liệu cần thiết, số lượng, xác định khi nào vật liệu sẽ được yêu cầu với mục tiêu đáp ứng nhu cầu và cải thiện năng suất tổng thể. Bằng cách tự động hóa quy trình tính toán và quản lý dữ liệu phức tạp, MRP trong quản trị sản xuất tối ưu hóa hiệu suất và linh hoạt, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí về nguyên vật liệu và lao động.
Với sự phát triển máy tính vào những năm 1950, các công ty sản xuất đã sử dụng phần mềm để quản lý BOM và lập kế hoạch sản xuất. MRP được chính thức biết đến bởi kỹ sư IBM Joseph Orlicky vào năm 1964, sau khi nghiên cứu mô hình sản xuất tinh gọn của Toyota. Tuy nhiên, MRP và sản xuất tinh gọn không hoàn toàn tương đồng. Trong khi MRP là một hệ thống "đẩy", dựa trên dự báo, sản xuất tinh gọn thì chạy theo nguyên tắc "kéo", phản ánh nhu cầu thực tế.
MRP giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường, tránh sự chậm trễ có thể gây mất khách hàng và đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định doanh thu. Đồng thời, MRP nâng cao mức sống thông qua việc cung cấp hàng tiêu dùng giá cả phải chăng.
2. Lợi ích của hệ thống MRP đối với doanh nghiệp
Mục tiêu chính của MRP là đảm bảo rằng các vật liệu, linh kiện luôn sẵn sàng khi cần và quá trình sản xuất diễn ra đúng tiến độ. Vậy những lợi ích của hệ thống MRP là gì? Dưới đây là những lợi ích quan trọng trong việc quản lý sản xuất:
- Các phần mềm MRP cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch và lên lịch sản xuất một cách hiệu quả. Nó đảm bảo nguyên vật liệu được chuyển qua lệnh sản xuất một cách nhanh chóng và giúp doanh nghiệp hoàn thành các đơn đặt hàng đúng hạn, cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
- Một hệ thống MRP được tích hợp trên toàn bộ tổ chức sẽ loại bỏ các quy trình thủ công. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian hơn khi xây dựng biểu đồ Gantt và quy trình sản xuất.
- Giảm chi phí tồn kho: Bằng cách tối ưu hóa lượng và loại hàng tồn kho, MRP giúp doanh nghiệp giảm rủi ro và chi phí liên quan.
- Giảm mức tồn kho và xác định mức dự trữ hợp lý,... giúp doanh nghiệp mua hoặc sản xuất hàng tồn kho một cách tối ưu, giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực lên doanh số và doanh thu.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất: Kế hoạch và lịch trình sản xuất chính xác giúp tối ưu hóa sử dụng lao động và thiết bị.
- Định giá sản phẩm cạnh tranh: Qua việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, MRP giúp doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm một cách cạnh tranh hơn.
3. MRP phù hợp với doanh nghiệp nào?
MRP được coi là một giải pháp tuyệt vời cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng thành công phần mềm này, doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích ứng dụng của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất. MRP thích hợp cho các doanh nghiệp như:
3.1. Doanh nghiệp cần phần mềm quản lý sản xuất tổng thể
Các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp quản lý sản xuất tích hợp toàn diện có thể sử dụng phần mềm MRP. MRP có khả năng tích hợp mượt mà dữ liệu và quy trình sản xuất nên vô cùng thuận tiện và tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất.
3.2. Doanh nghiệp cần giải pháp đặc thù chuyên ngành
MRP cũng có thể được sử dụng trong các doanh nghiệp muốn tìm kiếm một công cụ cung cấp giải pháp quản lý chuyên biệt cho từng phòng ban, chức năng khác nhau trong công ty. Hệ thống MRP giúp đáp ứng tốt các yêu cầu chuyên môn đặt ra, gia tăng năng suất cho doanh nghiệp.
3.3. Doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách và nguồn lực giới hạn cũng hoàn toàn có thể ứng dụng MRP. Họ có thể dùng phần mềm MRP để tiết kiệm chi phí và tối ưu công việc.
4. Quy trình lập kế hoạch nguyên vật liệu MRP
Hệ thống MRP giúp cải thiện quá trình sản xuất bằng cách xác định nguyên liệu thô, thành phần nào là cần thiết và thời điểm lắp ráp thành phẩm dựa trên nhu cầu và định mức nguyên vật liệu (BOM). Qua đó, hệ thống MRP cung cấp thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý hình dung về nhu cầu lao động và vật tư, từ đó lên kế hoạch cải thiện hiệu quả sản xuất. Quy trình triển khai MRP bao gồm 4 bước chính:
- Dự đoán nhu cầu và các vật liệu cần thiết: Bước đầu tiên trong quá trình MRP là xác định nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó bằng cách sử dụng bảng nguyên liệu bao gồm nguyên liệu thô, cụm lắp ráp và các thành phần cần có để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Qua đó, MRP phân chia nhu cầu thành các thành phần và nguyên liệu thô cụ thể.
- Rà soát nhu cầu so với hàng tồn kho và phân bổ nguồn lực phù hợp: Bước này liên quan đến việc đối chiếu nhu cầu với số lượng hàng tồn kho hiện có. Sau đó, MRP sẽ phân bổ nguồn lực phù hợp để đảm bảo hoạt động sản xuất được thực hiện đúng tiến độ và đủ số lượng sản phẩm cần để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Lập kế hoạch sản xuất: Ở bước này, doanh nghiệp cần tính toán tổng số giờ và nhân lực cần thiết để hoàn tất sản xuất. Điều quan trọng là đặt các mốc thời gian để đảm bảo sản phẩm được hoàn thành đúng lịch trình.
- Theo dõi quá trình: Để giải quyết các vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai MRP. Phần mềm này có khả năng tự động cảnh báo cho nhà quản lý về bất kỳ sự chậm trễ nào và đưa ra các kế hoạch dự phòng để đáp ứng thời hạn giao hàng.
5. Những điểm hạn chế khi áp dụng hệ thống MRP vào doanh nghiệp
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng nhìn chung MRP vẫn tồn tại những điểm hạn chế cụ thể như:
- Chi phí tồn kho tăng: Mặc dù MRP được thiết kế để đảm bảo đủ mức tồn kho vào những thời điểm cần thiết, nhưng doanh nghiệp có thể bị giữ nhiều hàng tồn kho hơn mức cần thiết, do đó làm tăng chi phí tồn kho. Hệ thống MRP dự đoán tình trạng thiếu hụt sớm hơn, điều này có thể dẫn đến việc đánh giá quá cao quy mô lô hàng tồn kho và thời gian giao hàng, đặc biệt là trong những ngày đầu triển khai trước khi người dùng có được kinh nghiệm để biết số lượng thực tế cần thiết.
- Thiếu tính linh hoạt: MRP cũng hơi cứng nhắc và đơn giản trong cách tính thời gian thực hiện hoặc các chi tiết ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất tổng thể, chẳng hạn như hiệu quả của công nhân nhà máy hoặc các vấn đề có thể trì hoãn việc giao nguyên liệu.
- Yêu cầu về tính toàn vẹn dữ liệu: MRP phụ thuộc nhiều vào việc có thông tin chính xác về các đầu vào chính xác, đặc biệt là nhu cầu, hàng tồn kho và sản xuất. Nếu một hoặc hai đầu vào không chính xác, lỗi có thể tăng lên ở các giai đoạn sau. Do đó, tính toàn vẹn dữ liệu và quản lý dữ liệu là điều cần thiết để sử dụng hiệu quả các hệ thống MRP.
Công ty phần mềm CADS với 27 năm kinh nghiệm không ngừng đổi mới, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp. CADS hiện đang triển khai các giải pháp tiên tiến như phần mềm Tài chính - Kế toán, Quản lý kho, Hệ thống ERP thế hệ mới và Văn phòng điện tử 1Business, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả hoạt động. Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, CADS cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, khai thác tối đa tiềm năng công nghệ và đạt được sự phát triển bền vững.
-------------------------------------------------------
Công ty phần mềm CADS
Hotline: 0903402799
CSKH: 19001294
Facebook:
https://www.facebook.com/PhanMemCADS/