Cads.Models.Service.NewsViewHome NewsViewHome

ĐÒN BẨY TĂNG 200% NĂNG SUẤT CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT?

01/11/2024 Số lần xem: 189 Trong năm 2024, chuyển đổi vẫn tiếp tục là mũi nhọn để đạt mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, ngành sản xuất công nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược hiệu quả vừa thích nghi với tình hình mới vừa tạo bước đệm để phát triển hơn nữa trên đường đua chuyển đổi số. Vậy làm thế nào để chuyển đổi số trong ngành sản xuất công nghiệp tiết kiệm, hiệu quả?
Chuyển đổi số trong ngành sản xuất công nghiệp là gì? 
Chuyển đổi số trong sản xuất là thay đổi phương thức làm việc thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành và mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí.  
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối trên nền tảng một hệ thống công nghệ đồng nhất. Nhờ vậy, sự cố phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra và quá trình vận hành không bị tắc nghẽn, gây tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,… 
Thực trạng của bước tiến chuyển đổi số trong ngành sản xuất 
 
Thị trường chuyển đổi số ngành sản xuất trên toàn cầu dự kiện đạt được tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) đạt 21.2% từ năm 2023 đến năm 2033. “Mảnh đất màu mỡ” này dự đoán sẽ đạt mốc 592.2 tỷ USD ngay trong năm nay.  
Ngành sản xuất nhận thấy tác động đáng kể từ chuyển đổi số, giúp cải thiện độ an toàn, chất lượng và tính bền vững. Để cắt giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường, việc ứng dụng chuyển đổi số đã trở thành nhu cầu cần thiết để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. 
Hiện nay, hàng loạt công nghệ Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), mạng 5G và Trí tuệ nhân tạo (AI) được xếp hạng trong số các phát triển công nghệ thông tin mà các nhà sản xuất đặt kỳ vọng.  
Công nghệ đám mây (Cloud) giúp lấy các dữ liệu cảm biến dễ dàng hơn. Với quyền truy cập dữ liệu rộng lớn trên Cloud, ngành sản xuất có thể từ dữ liệu đưa ra mô tả để thiết lập các dự đoán với độ chính xác cao. Dựa vào đó, nhà sản xuất có thể tiến hành bảo trì thiết bị kịp thời, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tối ưu hóa lực lượng lao động.  



Thách thức khi tiến hành chuyển đổi số trong sản xuất 
Sự ra đời của các giải pháp số tiên tiến giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và cải thiện ROI. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại nhiều thách thức trên hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất:  
- Hạn chế về ngân sách 
Để đổi mới công nghệ trong sản xuất đòi hỏi một nguồn ngân sách ngân sách vô cùng lớn. Điều này có thể trở thành vấn đề với nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp chùn bước vì không đủ khả năng để đầu tư cho các công nghệ tiên tiến, hiện đại bởi gánh nặng chi phí.  
- Hệ thống đang được kết nối quá chặt chẽ 
Hệ thống truyền thống đang được vận hành và kết nối quá chật chẽ. Nếu dừng hệ thống lại để nâng cấp thì sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn với doanh nghiệp. Bởi vậy, để nâng cấp mà hệ thống sản xuất vẫn được đảm bảo vận hành là một thách thức vô cùng lớn với các doanh nghiệp trong ngành và là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số.  
- Đào tạo nhân sự đôi khi là gánh nặng 
Để tiến hành chuyển đổi số thành công thì việc đào tạo nhân sự, thiết lập quy trình luồng công việc là một trong những tác vụ không hề dễ dàng với mọi nhà máy sản xuất công nghiệp. Tác vụ này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian công sức và thậm chí ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và nhiều loại chi phí liên quan khác. Vì thế, tiến trình đào tạo, đổi mới nhân sự và thay đổi, thiết lập mới được cho là gánh nặng khó đỡ khi các doanh nghiệp trong ngành tiến hành chuyển đổi số.  
- Nhu cầu của khách hàng luôn được nâng cấp 
Hiện nay dưới tác động của thời đại, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ cao hơn, trải nghiệm khách hàng toàn diện hơn. Bởi vậy, việc đầu tư cho công nghệ mới luôn cần phải liên tục diễn ra để giúp các doanh nghiệp này luôn đi trước đón đầu, dự đoán nhu cầu của khách hàng và đưa ra các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc liên tục rót tiền cho các dự án công nghệ gây ra nhiều trở ngại với các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ.  



Lợi ích mà chuyển đổi số mang đến cho ngành sản xuất công nghiệp 
Lợi ích tiềm năng của chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất dựa trên hiệu quả về chi phí và đảm bảo chất lượng. 
Giảm chi phí 
Các giải pháp chuyển đổi số có thể nắm bắt dữ liệu thời gian thực thông qua IoT (Internet vạn vật) và phân tích tương tự thông qua các thiết bị hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và ML (Machine learning). Nói về lĩnh vực sản xuất, thật dễ dàng để quản lý hàng tồn kho và giám sát các quy trình sản xuất quan trọng bằng cách sử dụng chuyển đổi số. 
Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng ít lao động hơn nhờ tự động hóa trong quá trình sản xuất giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Hơn nữa, các giải pháp giám sát từ xa có thể cho phép các công ty sản xuất quản lý hàng tồn kho hiệu quả. 
Đảm bảo chất lượng hệ thống 
Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có thể bảo trì và quản lý hệ thống máy móc tại các nhà máy từ xa. Chúng cho phép doanh nghiệp phát hiện sự cố bất thường và kéo dài tuổi thọ của máy móc thông qua phân tích dữ liệu kỹ thuật số. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển.  



Tích hợp dữ liệu 
Nhờ các giải pháp chuyển đổi số tiên tiến từ ứng dụng AI, Machine Learning, Internet vạn vật và giải pháp công nghệ chuyên biệt. Doanh nghiệp dễ dàng sở hữu một nền tảng quản trị dữ liệu tập trung để đưa ra quyết định với độ chính xác cao.  
Ngoài ra, các giải pháp phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng ra quyết định để đạt được ROI (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư) tốt nhất. 
Cải thiện an toàn 
Nhân viên sản xuất thường xuyên phải tiếp xúc với các máy móc nguy hiểm trong quá trình sản xuất. Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp họ chúng tránh xa các khu vực nguy hiểm  giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Môi trường rủi ro của lĩnh vực sản xuất có thể được quản lý hiệu quả bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh vì chúng có thể xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào một cách nhanh chóng.  
Người vận hành có thể dễ dàng ghi lại và chuyển dữ liệu quan trọng khi đang di chuyển, giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Theo đó, năng suất của cả nhân viên sẽ tăng như thiết bị hiện đại. 



Chuyển đổi số trong ngành sản xuất nên đi theo xu hướng nào? 
Phân tích dữ liệu nâng cao 

Với sự ra đời của các công nghệ như IoT, việc thu thập các dữ liệu ngày càng trở nên thuận tiện và phổ biến. Theo khảo sát của ITIC, 81% tổ chức cho rằng một giờ ngừng hoạt động có thể tiêu tốn 100.000 USD, và 33% doanh nghiệp cho biết một giờ ngừng hoạt động của họ có thể gây tổn hại tới 1 triệu USD.
Vì vậy, việc tận dụng dữ liệu để xác định các vấn đề và đưa ra dự báo về tình trạng và lên kế hoạch bảo trì các thiết bị có thể khiến cho chuỗi vận hành được hoạt động trơn tru, không gặp trở ngại, giúp tiết kiệm được những nguồn chi phí khổng lồ. Việc đưa ra phân tích dữ liệu nâng cao và dự báo còn giúp cho việc tối ưu trong quản lý sự phụ thuộc giữa các bộ phận, giúp cho việc điều phối nhân công diễn ra dễ dàng và chính xác hơn. 



Tự động hóa
Việc ứng dụng tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu liên quan tới cắt giảm chi phí, tối ưu hóa hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu lỗi và dễ dàng quản lý hệ thống vận hành.
Dự kiến chi phí cho các phần mềm RPA sẽ đạt 2.9 tỷ USD vào năm 2021 (Forrester). RPA là yếu tố tiền đề để xác định tính khả thi của các chương trình chuyển đổi số trong các nhà máy thông minh. Việc triển khai RPA xuất phát từ nhu cầu tự động hoá các tác vụ vận hành thủ công, lặp đi lặp lại, từ đó tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất.  
Ứng dụng IoT 
Mặc dù IoT không còn là một cái tên xa lạ và đã phổ biến rộng rãi, trong các ngành sản xuất, công nghệ này vẫn đứng top đầu trong các xu hướng phát triển nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số nhờ vào khả năng thích ứng và đổi mới không ngừng. Hiện nay, có khoảng 34% nhà máy sản xuất công nghệ có kế hoạch kết hợp công nghệ IoT vào các quy trình của họ.
Các thiết bị hỗ trợ IoT giúp các nhà sản xuất có thể theo dõi an toàn hiệu suất thiết bị ở khoảng cách xa và dự báo các sự cố tiềm ẩn, cùng như cho phép các kỹ thuật viên hiểu rõ toàn bộ vấn đề và đưa ra các giải pháp tiềm năng. 



Trí tuệ nhân tạo và Máy học 
Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng khi chuyển đổi số trong ngành sản xuất công nghiệp, Sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ nhân tạo là máy học sẽ giúp thu thập các bộ dữ liệu, phân tích và sau đó sử dụng chúng để xây dựng các mô hình sản xuất sẽ phát triển trong tương lai. Máy học ứng dụng để các nhà máy dự báo chuẩn xác những biến động về cung và cầu, phân tích dự báo tình trạng hệ thống thiết bị máy móc.
Trí tuệ nhân tạo thì được sử dụng để xây dựng Bản sao số (Digital Twins), là một bản sao ảo của một hệ thống sản xuất, với ứng dụng phổ biến nhất là chẩn đoán và đánh giá theo thời gian thực về quy trình sản xuất, dự đoán và hình dung hiệu suất sản phẩm. 

Giải pháp chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp hiệu quả năm 2024
Trong thực tế triển khai chuyển đổi số trong ngành sản xuất công nghiệp, hai bài toán nổi cộm đó chính là khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như khó khăn trong việc đào tạo nhân sự chất lượng cao phục vụ tiến trình chuyển đổi số. 
Với bài toán liên quan tới khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể chủ động hơn nhờ tận dụng, khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu hiện có. Với vị thế là công ty tiên phong ứng dụng công nghệ số hiện đại trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện với hơn 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, CADS đã nghiên cứu và phát triển nền tảng Quản trị hệ thống doanh nghiệp tổng thể CADS ERP
Với hàng chục module chuyên sâu quản trị Bán hàng, Mua hàng, Quản lý kho, Tài chính, Sản xuất, Bán lẻ hàng hóa mã vạch, Nhân sự, Chấm công , Tính lương, Kế toán. Hệ thống cung cấp dữ liệu đồng nhất với thời gian thực, cải thiện hiệu suất của từng phòng ban và nâng cao sự phối hợp, hiệu quả tổng thể của toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó CADS ERP cung cấp các báo cáo và phân tích chi tiết về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp đưa ra quyết định chiến lược chính xác và nhanh chóng.
Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, CADS cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, khai thác tối đa tiềm năng công nghệ và đạt được sự phát triển bền vững.

-------------------------------------------------------
Công ty phần mềm CADS
Hotline: 0903402799
CSKH: 19001294
Facebook: https://www.facebook.com/PhanMemCADS/

Tin liên quan